Trong đạo đức học Lòng chính trực

Trong đạo đức khi thảo luận về hành viđạo đức, một cá nhân được cho là có lòng chính trực nếu hành động của người đó dựa trên một nền tảng vững chắc các nguyên tắc trong lòng mình.[1][1] Những nguyên tắc này nên tuân thủ một cách nhất quán với tiên đề hoặc định đề. Chúng ta có thể mô tả một người có đức tính chính trực tùy theo mức độ mà những hành động, niềm tin, cách ứng xử, cách đánh giá và các nguyên tắc của người đó xuất phát từ một nhóm các giá trị vững chắc riêng của chính anh ta. Một cá nhân, vì vậy, buộc phải biết quyền biến, mềm dẻo và sẵn sàng thay đổi những giá trị của họ để mà duy trì sự vững bền khi mà các giá trị này bị thách thức; giống như khi một kết quả mong muốn không diễn ra đúng với thực tế. Vì khả năng quyền biến này là một hình thức của trách nhiệm, nó được xem như một trách nhiệm mang tính đạo đức cũng như đạo đức cao thượng.

Một hệ thống các giá trị của một cá nhân cung cấp một “khung” mà tại đó người đó hành động một cách cố định và có thể dự đoán được. Tính chính trực có thể được hiểu như một tình trạng hay một thái độ duy trì một cái “khung” chuẩn này và hành động một cách phù hợp nhất với khung chuẩn này.

Một yếu tố cần thiết của một “khung” vững bền là nó cần tránh bất kì sự ngoại lệ vô lý nào đối với một người hay một nhóm người cụ thể nào – đặc biệt là người đó hay nhóm đó đang nắm giữ “khung” đó. Trong Pháp luật, các nguyên tắc ứng dụng rộng rãi này yêu cầu đối với những người có địa vị, quyền lực cũng phải tuân theo những quy định mà họ đặt ra cho công dân của họ. Trong đạo đức cá nhân, nguyên tắc này yêu cầu một người không nên hành động một cách vô nguyên tắc, điều mà chính họ cũng không mong muốn mọi người hành động giống như vậy. Ví dụ, một người không nên ăn cắp nếu như bản thân họ không muốn sống trong một thế giới mà mọi người đều là kẻ trộm. Nhà triết học Immanuel Kant cũng từng tuyên bố về những “nguyên tắc chung” cho mọi người trong tác phẩm mệnh lệnh phân cấp của ông.

Khái niệm Chính trực ám chỉ sự “toàn vẹn”, một nhóm đầy đủ về niềm tin, thường được xem như thế giới quan. Khái niệm về sự “toàn vẹn này” nhấn mạnh sự trung thực và ngay thẳng (authenticity), yêu cầu một người phải luôn hành động dựa theo thế giới quan của chính mình.

Sự chính trực mang tính đạo đức không đồng nghĩa với lòng tốt, như Zuckert and Zuckert đã đưa Ted Bundy như là một ví dụ:

Khi bị bắt, anh ta đã bảo vệ những hành động của anh ta với những giá trị đạo đức-thực tế khác biệt. Anh ta mỉa mai những giá trị đạo đức đó, như những giáo sư mà anh đã học các giá trị đạo đức khác biệt đó từ họ, những người mà vẫn sống cuộc sống của họ như thể có một cái giá trị chân lý mà họ xem những tuyên bố đó là quan trọng. Anh nghĩ họ là những thằng ngốc và anh là một trong số ít người có lòng dũng cảm và sự chính trực để sống một cuộc sống của mình vững chắc từ đầu đến cuối trong ánh sáng của chân lý, chân lý này xem trọng những phán xét của chính mình, bao gồm luôn cả mệnh lệnh “Ngươi không được giết người”, cũng chỉ là những khẳng định chủ quan.

— Zuckert and Zuckert, The truth about Leo Strauss: political philosophy and American democracy